Search

I. KNLNN LÀ GÌ?

       KNLNN là viết tắt của cụm từ  "Khung Năng Lực Ngoại Ngữ” nghĩa là “Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dành cho Việt Nam (từ bậc 1 đến bậc 6) tương đương với trình độ A1 đến C2 của Khung NLNN Châu Âu CEFR. Khung năng lực Ngoại Ngữ 6 Bậc được xây dựng dựa trên Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ GD& ĐT.

II. NỘI DUNG KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC VIỆT NAM

Các bậc

 Mô tả tổng quát

Sơ cấp

 

Bậc 1

Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

Bậc 2

Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Trung cấp

Bậc 3

Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v… Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

 Bậc 4

Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

Cao cấp

 

 Bậc 5

Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.

 Bậc 6

Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.

 

III. ĐỐI TƯỢNG CẦN CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH KNLNN 6 BẬC:

       Kỳ thi đánh giá năng lực khung anh văn 6 bậc được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu về văn bằng, chứng chỉ người học ngoại ngữ tại Việt Nam. Những đối tượng cần chứng chỉ này bao gồm:

  • Giáo viên, giảng viên các cấp.
  • Nghiên cứu sinh.
  • Học sinh, sinh viên các trường đại học chuyên và không chuyên tiếng anh.
  • Công chức, viên chức muốn nâng ngạch lương
  • Các bạn có nhu cầu du học, định cư tại nước ngoài
  • Người cần hoàn thiện hồ sơ xin việc

IV. CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH KNLNN 6 BẬC:

Đến năm 2021 thì đã có 18 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:

STT

Tên trường

Trụ sở chính

1 Trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQG Hà Nội Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
3 Trường Đại học Hà Nội Km 9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Bắc, Nam Từ Liêm, Hà Nội
4 Học viện An ninh Nhân dân 125 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
5 Đại học Thái Nguyên Phường Tân Thịnh – Tp.Thái Nguyên
6 Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, Trường Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An
7 Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế 57 Nguyễn Khoa Chiêm, An Cựu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế
8 Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Đà Nẵng 131 Lương Nhữ Hộc, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
9 Trường Đại học Quy Nhơn 170 An Dương Vương, Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định
10 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 280 An Dương Vương, Quận 5; TP. Hồ Chí Minh
11 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 56 Hoàng Diệu 2, Linh Chiểu, Thủ Đức, TPHCM
12 Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TpHCM
13 Trường Đại học Văn Lang 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, TPHCM
14 Trường Đại học Trà Vinh 126 Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, Trà Vinh
15 Trường Đại học Cần Thơ Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
16 Đại học Tây Nguyên 567 đường Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
17 Trường đại học công nghiệp TPHCM Số 12 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q. Gò Vấp, TP.HCM
18 Học viện Báo chí Tuyên truyền 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội